Kế toán bán hàng là người xử lý các công việc kế toán liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Trong bài viết này, hãy cùng Ketoanaz tìm hiểu chi tiết về công việc này và các tài khoản mà kế toán bán hàng sử dụng nhé.
Kế toán bán hàng và các tài khoản dùng để hạch toán
Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng hay còn gọi là kế toán tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Do đó, trước khi làm được công việc nằm thì bạn phải nắm rõ khái niệm hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Sẽ có 3 loại hoạt động chủ yếu là:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: Gồm toàn bộ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Hoạt động đầu tư tài chính: Là các hoạt động đầu tư về vốn với mục đích kiếm lời.
- Hoạt động khác: Là những hoạt động xảy ra ngoài dự kiến không có trong các hoạt động kể trên.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn không kinh doanh mặt hàng là bàn ghế văn phòng. Tuy nhiên, sau khi một thời gian sử dụng bạn muốn thay mới nên thanh lý các sản phẩm đã cũ. Phần doanh thu có được từ việc thanh lý được tính vào hoạt động khác. Khi đó, kế toán sẽ hạch toán vào tài khoản 711.
Xem thêm: Kế toán bán hàng: Ghi nhận doanh thu, hạch toán & phản ánh giá vốn
Tài khoản sử dụng của kế toán bán hàng
a) Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này sẽ có kết cấu như sau:
Bên nợ | Bên có |
– Thể hiện các phát sinh giảm bao gồm:
| – Tài khoản 511 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ – Thể hiện phát sinh tăng cho tổng số hàng hóa và dịch vụ cung cấp. |
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp chi tiết nhất
b) Tài khoản 521 (5211, 5212, 5213): Các khoản hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Do đây là tài khoản làm giảm doanh thu nên kết cấu ngược với tài khoản 511. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Phát sinh tăng: Tập hợp doanh thu của số hàng bị trả lại. giảm giá, chiết khấu | Phát sinh giảm: Kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại giảm giá, chiết khấu sang tài khoản 511. |
Tài khoản 521 không có số dư nên sẽ không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
c) Tài khoản 641 (6421): Chi phí bán hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì sử dụng tài khoản 641. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì sử dụng tài khoản 6421. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Phát sinh tăng: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. | Phát sinh giảm:
|
Tài khoản này cũng không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ các bạn nhé.
d) Tài khoản 642 (6422): Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì sử dụng tài khoản 642. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì sử dụng tài khoản 6422. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ | Bên Có |
Phát sinh tăng: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. | Phát sinh giảm:
|
Tài khoản này cũng không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
e) Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh
Bên Nợ | Bên Có |
Kết chuyển phần chi phí:
Kết chuyển lãi: Có TK 421 | Kết chuyển phần doanh thu:
Kết chuyển lỗ: Nợ TK 421. |
Xem thêm: Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt trên tài khoản 3332
Kết luận
Hy vọng bài viết của chúng mình sẽ cung cấp được kiến thức bổ ích cho những bạn đang bắt đầu bước vào ngành kế toán.
Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!
Kế Toán A – Z Bắc Ninh
Đồng Hành Cùng Thành Công Của Doanh Nghiệp
Hotline: 0772379909 – Email: tuvan@ketoanaz.net
Địa chỉ: Số 03, Phố 06, Cẩm Giang, P Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh
Đào Tạo Kế Toán – Dich Vụ Kế Toán – Dịch Vụ Kiểm Toán – Thành Lập Doanh Nghiệp – Phần Mềm Kế Toán